Banner top

Menu portal
Giới thiệu
Banner tin tức - sự kiện

Banner - Góp ý - Ý kiến
Kế hoạch
Banner thi đua - khen thưởng
Tổ chức đoàn thể
Thông tin tuyển sinh
Công khai thông tin
Hiển thị nội dung bài viết

ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ

12/11/2022
04:00:00
347

ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ

Là một giáo viên đứng trên bục giảng 23 năm nhưng trước thềm năm học mới 2022 – 2023, tôi vẫn không tránh khỏi những băn khoăn, trăn trở.

Theo lộ trình thay đổi Sách giáo khoa Chương trình 2018 của Bộ Giáo dục Đào tạo, bên cạnh những điều mà người ta vẫn ca ngợi, là người trực tiếp giảng dạy học sinh lớp 10 (Bộ sách Kết nối tri thức và cuộc sông), tôi nhận thấy những bất cập sau:

Thứ nhất, vẫn là câu chuyện muôn thuở Kiểm tra đánh giá. Bên cạnh những ưu điểm không thể phủ nhận: giáo viên có thể đa dạng hóa các hình thức kiểm tra đánh giá cho phù hợp với đặc điểm của học sinh; linh hoạt trong khâu ra đề; bài viết học sinh sáng tạo…

Tôi vẫn nhận thấy: nguồn tài liệu ra đề ngoài sách giáo khoa làm cho học sinh lúng túng, khó định hướng khi tiếp cận. Vì các em chưa nắm được hoàn cảnh ra đời, thông tin về tác giả

Đây là dạng đề mới. Lâu nay học sinh chỉ tiếp cận ở dạng đề Ngữ Văn ở dạng tự luận, nên học sinh sẽ rất ngỡ ngàng khi tiếp cận đề trắc nghiệm như hiện nay. Đối với bộ môn Văn, đề trắc nghiệm sẽ hạn chế khả năng thẩm bình văn chương.

Chất lượng bài làm của học sinh không như mong đợi. Vì các em chưa tiếp cận với chương trình Giáo dục phổ thông 2018 nên bài làm khó đạt điểm tốt.

Chất lượng của đề thi hạn chế nếu như giáo viên thiếu sự đầu tư về chuyên môn.

Thứ hai về phương pháp giảng dạy sách giáo khoa Ngữ văn 10. Tâm lí lo ngại chung của chúng tôi ở chỗ: có nhiều văn bản phải dạy trong khi thời lượng quá eo hẹp, rồi cũng chỉ cưỡi ngựa xem hoa. Ví dụ: Bài vẻ đẹp của thơ ca – số lượng 11 tiết, người làm sách giáo khoa đưa ra sáu văn bản: đi từ vẻ đẹp của thơ Haicu xứ sở hoa anh đào Nhật Bản, sáng thơ thi thánh Đỗ Phủ ở đất nước Trung Hoa xinh đẹp, rồi qua thơ hiện đại Việt Nam. Thơ Haicu là thể loại khó dạy, uyên thâm sâu sắc, ý tại ngôn ngoại, dạy cho học sinh phân tích được theo đặc trưng thể loại đã toát mồ hôi. Đến Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật với những niêm luật chặt chẽ, giáo viên rán sức, nhưng nhận lại hoc sinh kiểu như con nai vàng ngơ ngác” ấy… Thấy mình bất lực.

Các văn bản đọc hiểu, bài thẩm bình kiến thức cao siêu cuối cùng cũng chỉ tập trung để học sinh hiểu được đặc trưng thể loại, từ đó vận dụng. Tôi nhận thấy các bài giảng na ná giống nhau, mất đi sự sáng tạo. Rồi giáo viên, học sinh say sưa chuẩn bị phiếu học tập, sơ đồ bảng biểu. Tôi thường nói đùa với học trò, sau lớp 10 các em sẽ năng cao kiến thức mỹ thuật.

Khả năng nhận thức của học sinh có hạn, không phải cỗ máy điện tử để có thể nhận ra, thực hiện tất cả, hình thành các năng lực tương tác. Giáo án dài lê thê, bày biện, phô trương thái quá. Dạy văn là dạy đạo lí làm người chứ không phải tập trung dạy kỹ thuật viết.

Nói sao cho hết nỗi lòng của người đứng trên bục giảng…Chỉ biết hy vọng sau cơn mưa cầu vồng sẽ xuất hiện.

Cô giáo: Nguyễn Bích Hà

 

 

 

 

 

 

[Trang chủ]
Thông báo
Banner - Thư viện ảnh
Banner - Thư viện video
Banner - Bộ giáo dục và đào tạo

Banner - Sở Giáo dục & Đào tạo Quảng Bình
Banner - Cổng thông tin điện tử Quảng Bình

Liên kết website
Footer

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRƯỜNG THPT ĐÀO DUY TỪ

Địa chỉ: Số 01 - Trần Hưng Đạo - P. Đồng Hải - TP. Đồng Hới - T. Quảng Bình

Website: http://thptdaoduytu.quangbinh.edu.vn - Email: thpt_daoduytu@quangbinh.edu.vn - ĐT: 0232.3822751